Sau khi cân nhắc dữ liệu và thuật giải , chuyển sang viết chương trình . Chúng ta cần trả lời lại một lần nữa các câu hỏi :
+ Mục đích của chương trình là gì ?
+ Dữ liệu và thuật giải đã hợp lý chưa ? (Câu hỏi này còn cần trả lời trong suốt quá trình viết và cải tiến chương trình )
+ Dàn bài chung ( những nét lớn ) của chương trình ?
+ Tại sao lại tiến hành như vậy ? Có thể làm khác được không ?
Cuối cùng , bắt tay vào viết chương trình , cần tiến hành các bước sau :
1 / Nhập dữ liệu . Phương pháp nhập phải đúng yêu cầu đề ra .
2 / Kiểm tra lại dữ liệu đã nhập , điều chỉnh lại bước 1 nếu thấy còn sai sót.
4 / Thông báo tình trạng dữ liệu nếu dữ liệu cho có sai sót.
5 / Viết chương trình chính gồm các công việc nào . Chú ý tạo Menu để trình bày giao diện giữa người sử dụng và kết quả chương trình trên màn hình.
6 / Theo từng phần việc đã xác định trong chương trình chính , lần lượt viết các chương trình con ( Procedure và Function ). Viết được chương trình con nào cần thử nghiệm ngay chương trình con đó .
7 / Đưa thông tin ra ( kết quả của bài toán ) theo đúng yêu cầu đề ra .
8 / Thử nghiệm lại với dữ liệu nhỏ sau đó là các dữ liệu có giá trị đặc biệt , rồi đến bộ dữ liệu lớn hơn nhưng đã biết truớc kết quả , cuối cùng nếu có điều kiện cần so sánh kết quả của các cách , các bài giải khác nhau của bài toán này.
9 / Cải tiến lại chương trình . Chú ý lưu giữ lại chương trình cũ trước khi cải tiến .
10 / Lưu giữ chương trình đúng qui cách , bảo đảm sau này chương trình có thể chạy lại như lần đã thử nghiệm thành công nhất . Những chi tiết cuối cùng vừa cải tiến nhưng không thành công , phải loại bỏ khỏi chương trình .
Viết chương trình với tinh thần như trên , có thể sẽ tạo hiệu quả tốt cho chương trình hiện thời và tăng cường phong cách lập trình sáng sủa rõ ràng của từng người sau này .