Nơi trao đổi thông tin Văn Lang
Chào mừng bạn đến với nơi trao đổi thông tin của chúng tôi !
Hãy đăng nhập hoặc đăng kí tài khoản để trải nghiệm nhiều điều thú vị tại đây !
Thân ái !
Nơi trao đổi thông tin Văn Lang
Chào mừng bạn đến với nơi trao đổi thông tin của chúng tôi !
Hãy đăng nhập hoặc đăng kí tài khoản để trải nghiệm nhiều điều thú vị tại đây !
Thân ái !
Nơi trao đổi thông tin Văn Lang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Nơi trao đổi thông tin Văn Lang

Nơi trao đổi thông tin, tăng cường hợp tác, giải đáp những vướng mắc khi học lập trình Pascal
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 cấp trường đề số 6

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
pqtoan
Admin



Posts : 76
Danh tiếng : 3
Join date : 10/11/2014

cấp trường đề số 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: cấp trường đề số 6   cấp trường đề số 6 Icon_minitime8/10/2015, 17:13

Bài 1 : Viết chương trình in ra màn hình các số nguyên tố thuộc đoạn từ M đến N, với M và N là các số tự nhiên nhập từ bàn phím.
Yêu cầu: Sử dụng hàm để kiểm tra số nguyên tố (KTNT).
Bài 2 : Nhập vào một dãy. In ra màn hình các phần tử của dãy theo thứ tự tăng dần.
Bài 3 : Viết chương trình nhập vào một xâu gồm chữ và số. Hãy tính tổng các số trong chuỗi.
Bài 4 : Viết chương trình điều chỉnh một số nguyên bị nhập sai (chỉ giữ lại các con số). Sau đó cho biết số nhập sai và số đã sửa theo yêu cầu.
Bài 5 : Nhập xâu gồm chữ và số. Sắp xếp các chữ số trong xâu theo thứ tự tăng dần (giữ nguyên vị trí các chữ).
Hướng dẫn:
- nhập xâu.
- Chạy 2 vòng for , kiểm tra điều kiện là chữ số. dùng lệnh val(x[i],a,e); val(x[j],b,e);
- so sánh a, b đổi chỗ x[i], x[j]
Bài 6 : Viết chương trình in ra tất cả các ước của một số n (Với n được nhập từ bàn phím).
Một số có tổng các ước nhỏ hơn nó bằng chính nó được gọi là số hoàn chỉnh.
Ví dụ: 6 có các ước nhỏ hơn nó là 1, 2, 3. Tổng là 1 + 2 + 3 = 6.
Viết chương trình xét xem một số n được nhập từ bàn phím có phải là số hoàn chỉnh không.
Bài 7 : Viết chương trình nhập n số, xoá số thứ k trong n số vừa nhập.In ra n-1 số còn lại.

Về Đầu Trang Go down
nguyễn đắc thắng

nguyễn đắc thắng


Posts : 12
Danh tiếng : 0
Join date : 04/10/2015
Age : 21

cấp trường đề số 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cấp trường đề số 6   cấp trường đề số 6 Icon_minitime4/1/2016, 16:14

Bài 1: (7điểm) Số tự nhiên n được gọi là số chính phương nếu n thể hiện được ở dạng bình phương của một số tự nhiên khác.
VD: 1 là số chính phương vì 1=12
4 là số chính phương vì 4=22
a/ Nhập vào từ bàn phím số tự nhiên n (0<n<255) in ra n số chính phương đầu tiên bắt đầu từ số 1.
b/ nhập vào từ bàn phím số tự nhiên m, kiểm tra xem m có phải là số chính phương hay không. Nếu m là số chính phương thì thông báo ra màn hình m là số chính phương, ngược lại in ra màn hình số chính phương nhỏ nhất lớn hơn m.
Bài 2: (7điểm)
a/ Nhập vào từ bàn phím hai số nguyên dương có giá trị không vượt quá 65000, in ra màn hình ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất của chúng.
b/ In ra màn hình tất cả các ước chung của hai số trên.
(Không xét các trường hợp giá trị nhập vào không hợp lệ)
Bài 3: (7điểm) Tính và in ra màn hình kết quả của các dãy số sau với số nguyên dương n nhập từ bàn phím, (0<n<13) nếu nhập n không đúng yêu cầu thì buộc phải nhập lại.
a/ S1=1/2+2/3+3/4+…+n/(n+1)
b/ S2=1+1/2!+1//3!+…+1/n! (n!=1.2.3. … .n)
(Tổng S1, S2 lấy 3 số thập phân)
Về Đầu Trang Go down
nguyễn đắc thắng

nguyễn đắc thắng


Posts : 12
Danh tiếng : 0
Join date : 04/10/2015
Age : 21

cấp trường đề số 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cấp trường đề số 6   cấp trường đề số 6 Icon_minitime4/1/2016, 16:56

Bài 1:
Viết chương trình nhập vào số nguyên n. Tính tổng các số nguyên tố nhỏ hơn n
Ví dụ: Nhập vào số nguyên 4 (các số nguyên tố nhỏ hơn 4 là 2,3 ) xuất ra S = 5
Bài 2:
Cho trước 2 dãy số nguyên A, B có giá trị các phần tử tăng dần và có cùng số phần tử n (n nhập không quá 50). Cho trước giá trị của phần tử lớn nhất trong cả 2 dãy không quá 1000. Hãy tạo ra 1 dãy C có kết quả là hòa hai dãy A và B sao cho các phần tử trong C cũng có giá trị tăng dần ? In kết quả từng dãy ra màn hình.
Ví dụ: ta có
A = [2 4 6 9 24 30]
B = [1 4 7 10 15 21]
Kết quả C = [1 2 4 4 6 7 9 10 15 21 24 30]
Bài 3:
Viết chương trình nhập vào chuỗi bất kì S sau đó in ra màn hình 2 kết quả: chuỗi con gồm các ký tự trong chuỗi S và tổng các giá trị của các ký tự là số trong chuỗi S
Ví dụ:
S = ’A312BC24DE’
S1= ABCDE
Tổng = 3+1+2+2+4=12
Về Đầu Trang Go down
nguyễn đắc thắng

nguyễn đắc thắng


Posts : 12
Danh tiếng : 0
Join date : 04/10/2015
Age : 21

cấp trường đề số 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cấp trường đề số 6   cấp trường đề số 6 Icon_minitime7/1/2016, 16:01

Câu 1: (3,0 điểm) Phần thưởng PT.PAS
Trong cuộc thi giải toán qua mạng internet mỗi học sinh đều có số điểm tích lũy riêng của mình. Số điểm tích lũy của mỗi học sinh là một số nguyên dương K (0 < K ≤ 2.109). Đội tuyển của trường THCS Tài Năng có N học sinh tham gia dự thi (2 ≤ N ≤ 100). Tại buổi gặp mặt trước kỳ thi cấp tỉnh, thầy hiệu trưởng quyết định thưởng cho các học sinh trong đội tuyển Q triệu đồng, biết rằng điểm tích lũy của mỗi học sinh đều chia hết cho Q.
Yêu cầu: Hãy tìm số nguyên dương Q lớn nhất.
Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản PT.INP có cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương N là số lượng học sinh.
- Dòng 2: Ghi N số nguyên dương lần lượt là điểm tích lũy của N học sinh, các số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản PT.OUT theo cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương Q tìm được.
Câu 2: (3,5 điểm) Mật khẩu MK.PAS
Cu Tí thường xuyên tham gia thi lập trình trên mạng. Vì đạt được thành tích cao nên Tí được gửi tặng một phần mềm diệt virus. Nhà sản xuất phần mềm cung cấp cho Tí một mã số là một số nguyên dương N có không quá 255 chữ số. Để cài đặt được phần mềm, Tí phải nhập vào mật khẩu của phần mềm. Mật khẩu là một số nguyên dương M được tạo ra bằng cách tính tổng giá trị các chữ số của N.
Yêu cầu: Hãy tìm số nguyên dương M.
Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản MK.INP có cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương N.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản MK.OUT theo cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương M tìm được.
Câu 3: (3,5 điểm) Tần suất TS.PAS
Cho tập hợp S có N phần tử nguyên dương {s1, s2,…, sN}.
(1 ≤ N ≤ 32000; 0 < si ≤ 32000; 1 ≤ i ≤ N)
Yêu cầu: Hãy liệt kê các phần tử trong S có số lần xuất hiện lớn hơn một lần.
Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản TS.INP có cấu trúc như sau:
- Dòng 1: Ghi số nguyên dương N.
- Dòng 2: Ghi N số nguyên dương là giá trị các phần tử của tập hợp S, các số được ghi cách nhau ít nhất một dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản TS.OUT trên nhiều dòng, dòng thứ i ghi 2 số si di, hai số cách nhau một dấu cách. Trong đó si là phần tử xuất hiện trong S lớn hơn một lần và di tương ứng là số lần si xuất hiện.
Về Đầu Trang Go down
nguyễn đắc thắng

nguyễn đắc thắng


Posts : 12
Danh tiếng : 0
Join date : 04/10/2015
Age : 21

cấp trường đề số 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cấp trường đề số 6   cấp trường đề số 6 Icon_minitime7/1/2016, 16:43

Bài 1 (3 điểm):
Hai số tự nhiên n, m được gọi là nguyên tố tương đương nếu chúng có chung các ước số nguyên tố. Hãy viết chương trình nhập vào hai số n, m và kiểm tra chúng có là nguyên tố tương đương với nhau hay không.
Ví dụ: số 75 và số 15 là nguyên tố tương đương vì chúng có cùng các ước số nguyên tố là 3 và 5.
Bài 2 (3 điểm): Cho hệ phương trình bậc nhất hai ẩn:
Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Tin học lớp 9 năm 2013 - 2014
Hãy viết chương trình giải hệ phương trình trên, đồng thời xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng d: ax + by = c và d’ = a’x + b’y = c’ đã tạo nên hệ phương trình (I).
Bài 3 (4 điểm):
Cho hai xâu X, Y chứa các kí tự số từ 0 đến 9 và được biểu diễn như sau:
X = x1, x2, x3…xn; Y = y1, y2, y3…ym (n,m ). Hãy viết chương trình tạo ra xâu ST thoả mãn các điều kiện sau:
1. Gồm các kí tự số vừa có mặt ở xâu X, vừa có mặt ở xâu Y;
2. Các kí tự số trong xâu ST chỉ xuất hiện duy nhất một lần;
3. Giá trị xâu ST nhận được là một số đạt giá trị lớn nhất.
Dữ liệu vào cho bởi file INPUT.INP chứa giá trị xâu X và xâu Y, mỗi xâu nằm trên một dòng.
Dữ liệu ra chứa ở file OUTPUT.OUT là số lớn nhất nhận được.
Ví dụ: Xâu X= ‘19012304’; xâu Y= ‘034012’, kết quả là 43210.
Về Đầu Trang Go down
nguyễn đắc thắng

nguyễn đắc thắng


Posts : 12
Danh tiếng : 0
Join date : 04/10/2015
Age : 21

cấp trường đề số 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cấp trường đề số 6   cấp trường đề số 6 Icon_minitime11/1/2016, 15:45

Môn: Tin học
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 02 trang)

Em hãy lập trình bằng ngôn ngữ Pascal giải các bài toán sau:
Bài I (10 điểm): DIỆN TÍCH CÁC HÌNH.
Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB là a (cm), chiều rộng AD là b (cm) với a, b là các số nguyên dương không vượt quá 10000. Một điểm M trên đoạn BC, một điểm N trên đoạn CD sao cho độ dài (tính bằng cm) các đoạn BM, CN bằng nhau và là số nguyên không âm.

Yêu cầu:
1. Biết độ dài BM, tính diện tích hình chữ nhật ABCD và diện tích tam giác MCN.
2.Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của diện tích tam giác AMN khi M, N thay đổi.
Dữ liệu vào: Dữ liệu của bài toán cho trong tệp tin DIENTICH.INP gồm ba số a, b, x (xba, x là độ dài BM trong yêu cầu 1) được ghi trên cùng một dòng theo đúng thứ tự trên, hai số liên tiếp cách nhau một khoảng trắng.
Dữ liệu ra: Kết quả ghi ra màn hình (hoặc ghi ra file DIENTICH.OUT) trên 5 dòng:
- Dòng đầu là ba số a, b và x.
Dòng thứ hai là diện tích hình chữ nhật ABCD.
Dòng thứ ba là diện tích tam giác MCN
Dòng thứ tư là giá trị lớn nhất của diện tích tam giác AMN
Dòng thứ năm là giá trị nhỏ nhất của diện tích tam giác AMN
(Các giá trị diện tích được ghi trong dạng thập phân với 1 chữ số sau dấu phẩy).
Ví dụ:
DIENTICH.INP
Kết quả trên màn hình (hoặc file DIENTICH.OUT)

10 6 2
10 6 2
60.0
4.0
30.0
17.5


Hạn chế kỹ thuật:
- Ghi tên file bài làm là DIENTICH.PAS.
- Dữ liệu vào là chính xác không cần kiểm tra.
- Nếu không nhập được dữ liệu vào từ file, thí sinh có thể nhập dữ liệu vào từ bàn phím
- Có khoảng 60% số bộ test có a < 100.
Bài II(10 điểm): DÃY SỐ.
Cho số nguyên dương S và dãy số gồm N số nguyên dương F1, F2, ..., FN. Dãy số đã cho được gọi là dãy tăng dần nếu: Fi  Fi+1 i  ( hay F1 F2  F3  ...  FN ).
Chúng ta gọi hai số hạng Fi1 và Fi2 trong dãy đã cho (với i1 i2; i1,i2  ):
- Là một “cặp đôi xung khắc” nếu Fi1 + Fi2 = S.
- Là một “cặp đôi lý tưởng” nếu chúng cùng có ba chữ số, các chữ số của số hạng này giống hệt của số hạng kia nhưng khác về thứ tự xuất hiện - ví dụ 123 và 132 hay 121 và 211 là các cặp đôi lý tưởng còn 121 và 122 hay 457 và 457 thì không phải.
Yêu cầu: Cho biết S và dãy số F1, F2, ..., FN. Hãy xác định xem dãy đã cho có phải dãy tăng dần hay không, tính số cặp đôi xung khắc và tìm một cặp đôi lý tưởng (nếu có) trong dãy đã cho.
Dữ liệu vào: Dữ liệu vào của bài toán được cho trong tệp tin DAYSO.INP với cấu trúc như sau:
- Dòng đầu tiên gồm hai số N và S (N50000, S <1000).
- Dòng thứ i trong N dòng tiếp theo chứa một số là số Fi của dãy (Fi < 500).
Dữ liệu ra: Kết quả ghi ra trên màn hình (hoặc ghi ra file DAYSO.OUT)bốn dòng:
- Dòng đầu ghi ba số N, S và FN.
- Dòng thứ hai ghi CO nếu dãy đã cho là dãy tăng dần, ghi KHONG nếu ngược lại.
- Dòng thứ ba ghi một số là số cặp đôi xung khắc trong dãy đã cho.
- Dòng thứ tư ghi hai số là một cặp đôi lý tưởng tìm được trong dãy đã cho, nếu không có cặp đôi lý tưởng nào thì ghi hai số 0.
Ví dụ:
DAYSO.INP
Kết quả trên màn hình (hoặc file DAYSO.OUT)

5 5
1
2
3
4
5
5 5 5
CO
2
0 0
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





cấp trường đề số 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cấp trường đề số 6   cấp trường đề số 6 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
cấp trường đề số 6
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» cấp trường 1
» Cấp trường 2
» Cấp trường 3
» Cấp trường 4
» cấp trường đề số 5

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nơi trao đổi thông tin Văn Lang  :: Các bộ đề thi-
Chuyển đến